Sau 9 tháng 10 ngày mang nặng đẻ đau cơ thể các thai phụ sẽ rất nhạy cảm dù với những tác động nhỏ nhặt nhất. Chuyện kiêng cữ tùy người tùy thế hệ mà cũng khác nhau về quan niệm và các quy chuẩn liên quan. Vậy ở cữ kiêng những gì, hãy cùng chúng tôi tham khảo cẩm nang chăm sóc bà bầu sau sinh qua bài viết hôm nay nhé.
Ở cữ là gì?
Trước khi tìm hiểu ở cữ kiêng những gì ta cần phải biết được ở cữ là gì. Đây là một thuật ngữ rất gần gũi và quen thuộc với các thai phụ. Ở cữ là thời gian để các thai phụ nghỉ ngơi hồi phục sau sinh, nhằm lấy lại vóc dáng và sức khỏe. Trong quá trình ở cữ thai phụ phải kiêng kị nhiều thứ, thực hiện đúng thì cơ thể mới nhanh chóng phục hồi, có sữa cho em bé bú.

Có nên ở cữ không và ở cữ trong bao lâu?
Trong quá trình chuyển dạ sinh con, thai phụ tiêu tốn rất nhiều sức lực. Dân gian ta từ xưa đã có câu “phụ nữ đau đẻ như gãy 20 cái xương sườn cùng một lúc”. Quả đúng thật là như vậy khi có những trường hợp thai phụ mất mạng trên bàn đẻ.
Nói ra điều này để mọi người hiểu được rằng quá trình mang thai và sinh nở khó khăn và nguy hiểm như thế nào. Tất nhiên, sau khi vượt qua “cửa ải” mệt nhọc này, thai phụ cần có thời gian nghỉ ngơi và hồi phục những tổn thương gặp phải. Chúng tôi gọi đó là kiêng hậu sản (kiêng cữ sau khi sinh con).
Từ xưa đến nay, nhân dân vẫn truyền nhau rằng ở cữ cho tròn 3 tháng 10 ngày. Các cụ cho rằng nếu không ở cữ đúng số ngày thì thai phụ sẽ dễ gặp nhiều vấn đề sức khỏe, đau nhức tay chân, cơ thể mệt mỏi, xương khớp rã rời. Tuy vậy, dựa trên nhiều nghiên cứu khoa học tiến bộ của thời đại mới, các chuyên gia đã chỉ ra rằng 1 tháng là thời gian vừa và đủ để các thai phụ ở cữ.
Ở cữ kiêng những gì?
Lưu ý về chuyện ăn uống
Từ tuần thứ 2 thai phụ có thể ăn một số loại rau nhưng phải chọn những loại rau tương đối trung bình, đồng thời nên ăn nhiều rau có màu đỏ như cà rốt, cà chua bi, rau dền đỏ.
Sau tuần thứ 3 thì có thể ăn uống thoáng hơn một chút. Nhiều loại rau khác cũng có thể được sử dụng.
Nước gạo cũng nên được sử dụng để nấu ăn. Các loại trái cây nên bồi bổ là dưa vàng, đào, nho, đu đủ. Các loại đồ ăn thức uống, tất cả đều nên ăn nóng, không để nguội, lạnh.

Lưu ý về cuộc sống sinh hoạt hằng ngày
Nghỉ ngơi yên tĩnh 42 ngày
Nghỉ ngơi sau sinh chính là việc đầu tiên cần làm và cũng là quan trọng nhất. Các nhà khoa học cho rằng 42 ngày là khoảng thời gian yên tĩnh tối thiểu cần có dành cho các thai phụ. Hơn nữa trong khoảng thời gian này các thai phụ cần được áp dụng chế độ dinh dưỡng đặc biệt.
Ngủ nghỉ hợp lý, bế ẵm đúng tư thế
Càng ngồi lâu, các mẹ càng dễ bị đau lưng sau này. Điều này đã được nhiều mẹ kiểm chứng trước đó. Nhất là vào những lúc “trái gió trở trời”, cơn đau lưng hành hạ khiến các thai phụ chẳng muốn làm gì.
Vì vậy, ngay sau khi xuất viện, mẹ nên nghỉ sinh đúng cách, chỉ ngồi một chỗ và cho con bú. Mẹ nên ngồi càng nhiều càng tốt trong thời gian cho con bú, mỗi khi mỏi lưng, hãy nằm xuống. Tuy vậy, sau khi sinh con xong, mẹ không nên nằm quá nhiều.
Cần có những ngày vận động để cải thiện tuần hoàn máu, giúp chất lỏng ứ đọng trong cơ thể thoát ra ngoài dễ dàng, đồng thời cũng giúp tử cung hồi phục tốt hơn. Đặc biệt, các thai phụ sử dụng phương pháp sinh mổ nên tập cách đi lại sau khi rút ống thông tiểu để tránh bị bí và dính ruột.

Không nên gội đầu bằng nước
Một trong những câu trả lời cho câu hỏi ở cữ kiêng những gì chắc hẳn các mẹ sẽ nhắc đến vấn đề gội đầu. Nghe thì khó tin nhưng thực tế thì việc gội đầu cũng có thể ảnh hưởng rất lớn đến chuyện bài tiết sau sinh.
Một khi da đầu các thai phụ bị nhiễm lạnh thì máu bẩn bám ở tử cung sẽ có thể kết thành cục, gây khó khăn cho việc xuất ra ngoài sau này. Hơn nữa, sấy tóc cũng dễ dẫn đến đau nhức đầu. Thay vào đó, các thai phụ có thể sử dụng cồn là sạch da đầu.
Nên tránh ra gió
Lỗ chân lông toàn thân của các thai phụ sau sinh đều mở. Vậy nên khi ra đứng gió sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nhiệt phong và hàn phong. Lúc này, các lỗ chân lông sẽ co lại ngay tức khắc, gây ra đau váng đầu, cảm mạo, xương khớp nhức mỏi.
Không làm việc nặng
Trong vòng 3 tháng kể từ ngày sinh bé, thai phụ không được mang vác hay làm những công việc nặng nhọc. Đây cũng là câu trả lời nằm trong câu trả lời cho câu hỏi ở cữ kiêng những gì. Điều này nhằm tránh tối đa việc sa nội tạng, làm đau mỏi thắt lưng.
Thậm chí, việc leo cầu thang cũng được khuyên là tuyệt đối tránh. Bên cạnh đó, thai phụ cũng nên giảm bớt thời gian sử dụng các thiết bị điện tử để mắt được nghỉ ngơi. Nếu như có dấu hiệu mỏi mắt, thai phụ nên lấy khăn ấm đắp lên vùng mắt của mình.

Như vậy, thegioiconkhampha đã cung cấp đầy đủ thông tin để trả lời cho câu hỏi ở cữ kiêng những gì. Chúc các thai phụ mẹ tròn con vuông và có thời gian phục hồi nhanh chóng nhất.