Chỉ số glucose cho chúng ta biết rất nhiều điều về sức khỏe, đặc biệt ở bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường. Hãy cùng thegioiconkhampha tìm hiểu glucose là gì, mối quan hệ giữa chỉ số này với bệnh tiểu đường, cách đo, cách đọc, cách ổn định chỉ số glucose và nhiều thông tin hữu ích khác qua bài viết dưới đây nhé.
Glucose là gì?
Glucose còn gọi là đường huyết, là một trong những nhân tố chính giúp các cơ quan hoạt động bình thường, cung cấp năng lượng cho cơ thể.
Tế bào hồng cầu muốn tạo ra năng lượng thì cần glucose. Glucose dự trữ ở gan sẽ được vận chuyển đến các tế bào, đến cơ để đảm bảo các cơ quan vận hành bình thường, ổn định đường huyết. Não là cơ quan cần nhiều glucose nhất, các tế bào thần kinh liên tục sử dụng lượng đường được cung cấp để ghi nhớ, học tập, suy nghĩ… Do đó, khi đói, bạn thường trở nên kém nhanh nhạy hơn, khó tập trung và hay cáu gắt. Chỉ số glucose ở mức cao hoặc thấp hơn bình thường đều sẽ gây nên những tác động bất lợi cho cơ thể, đặc biệt là ở những người trong thời gian dài phải đối mặt với tình trạng glucose không ổn định như người bệnh tiểu đường.
Glucose có trong các thực phẩm chúng ta ăn hằng ngày: các thực phẩm giàu tinh bột như cơm, bánh mì; rau củ và trái cây như vải thiều, chanh leo, lựu, xoài, anh đào, cam, kiwi, nho, ổi, chuối, lê, táo, đào, đu đủ…; sản phẩm từ sữa…

Mối quan hệ giữa glucose và bệnh tiểu đường
Một ngày, cơ thể xử lý glucose nhiều lần. Khi chúng ta ăn, tuyến tụy sẽ sản sinh ra hormone insulin để sử dụng hoặc dự trữ lượng glucose đã hấp thu.
Ở những người mắc bệnh tiểu đường, tuyến tụy bị rối loạn chức năng tiết insulin, do đó lượng đường glucose trong máu tăng cao, người bệnh cần thực hiện các biện pháp hỗ trợ để điều chỉnh đường huyết về trạng thái ổn định (như tiêm insulin). Hoặc ở người bệnh tiểu đường bị kháng insulin, gan không nhận ra lượng insulin trong cơ thể mà tiếp tục tạo thêm glucose, tạo ra tình trạng tăng glucose.
Cách đo nồng độ glucose
Các bệnh nhân tiểu đường cần phải đo đường huyết thường xuyên. Việc đo này hết sức đơn giản: bệnh nhân chỉ cần dùng lưỡi trích (dưới dạng kim) chích vào ngón tay rồi nhỏ máu vào que thử. Khi đặt que vào máy, màn hình sẽ hiển thị kết quả lượng đường huyết trong thời gian chưa tới 20 giây.

Chỉ số glucose bình thường
Chỉ số glucose bình thường còn phụ thuộc vào thời điểm đo. Cụ thể như sau:
Thời điểm | Chỉ số |
Trước bữa ăn | 90 – 130 mg/dl (tức 5 – 7,2 mmol/l) |
Sau ăn khoảng 1 – 2 tiếng | Dưới 180 mg/dl (tức 10 mmol/l) |
Trước khi đi ngủ | 100 – 150 mg/l (tức 6 – 8,3 mmol/l) |
Chỉ số glucose bao nhiêu là mắc tiểu đường?
HbA1c (%) | Đường huyết lúc đói | Đường huyết bất kỳ | Nghiệm pháp dung nạp glucose | ||||
mg/dl | mmol/l | mg/dl | mmol/l | mg/dl | mmol/l | ||
Tiểu đường | ≥ 6.5 | ≥ 126 (ít nhất hai lần thử) | ≥ 7 | ≥ 200 (ít nhất hai lần thử) | ≥ 11.1 | ≥ 200 | ≥ 11.1 |
Tiền tiểu đường | 5.7 – 6.4 | 100 – 125 | 5.6 – 6.9 | 140 – 200 | 7.8 – 11.1 | 140 – 200 | 7.8 – 11.1 |
Bình thường | < 5.7 | < 100 | < 5.6 | < 140 | < 7.8 | < 140 | < 7.8 |
Khi chỉ số đường huyết ở giai đoạn tiền tiểu đường, bạn cần đi khám để cân chỉnh lại lối sống hoặc có phương hướng điều trị phù hợp, tránh để tiến triển thành bệnh tiểu đường trong vòng 4 – 10 năm sau. Khi đó bệnh đã nặng, hiệu quả điều trị không cao mà chi phí lại lớn.
Nguyên nhân dẫn đến chỉ số glucose cao
- Quên uống thuốc trị bệnh đái tháo đường
- Ít vận động
- Căng thẳng
- Bữa ăn vừa thưởng thức quá thịnh soạn
- Bệnh lý khác
Nguyên nhân dẫn đến chỉ số glucose thấp
Khi đường huyết thấp hơn 70 mg/dl, cơ thể đang bị hạ đường huyết. Điều này xảy ra khi:
- Người bệnh tiểu đường uống thuốc sai chỉ định
- Vận động quá mức
- Đột ngột ăn ít hơn mọi ngày
Biến chứng khi glucose máu không được kiểm soát
- Nhiễm trùng da
- Mù lòa
- Mất nước nặng
- Hôn mê
- Gặp vấn đề ở các chi, các khớp
- Các biến chứng do đái tháo đường: nhiễm toan ceton (DKA) có thể gây hôn mê, tử vong; tăng áp lực thẩm thấu (HHS) có thể gây mất nước tế bào, rối loạn tri giác, tử vong.
- Bệnh tim
- Bệnh thần kinh
Cách giảm và ổn định glucose cho bệnh nhân tiểu đường
Giảm và ổn định glucose là việc mà bệnh nhân tiểu đường hay người ở giai đoạn tiền tiểu đường cần chú ý thực hiện để tránh các biến chứng nguy hiểm, giữ gìn sức khỏe, nâng cao tuổi thọ. Người bệnh cần cải thiện rất nhiều mặt trong cuộc sống, áp dụng một lối sống lành mạnh hơn:
- Thay đổi chế độ ăn uống: ăn một lượng thức ăn vừa phải, hạn chế tinh bột, thực phẩm đóng gói, thực phẩm chế biến sẵn vì có nhiều chất phụ gia, gia tăng ăn rau củ quả, thực phẩm giàu chất xơ.
- Tăng cường rèn luyện thân thể, tập thể dục, chơi thể thao…
- Tuân thủ chỉ định của bác sĩ khi dùng thuốc về cả thời gian và liều lượng.

Hy vọng, qua bài viết này, bạn đã biết glucose là gì, cách theo dõi cũng như cách ổn định chỉ số này nhẳm bảo vệ sức khỏe của bản thân và gia đình, tránh những biến chứng nặng có thể gặp phải. Để tìm hiểu thêm các thông tin về sức khỏe, hãy theo dõi website thegioiconkhampha nhé.