Có rất nhiều điều mà cha mẹ có thể giúp trẻ vượt qua những khó khăn khi mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ. Nhưng cách dạy trẻ rối loạn phổ tự kỷ có một điều cũng rất quan trọng là bạn phải có được nhiều sự hỗ trợ của nhà chuyên môn mà bạn cần. Trong khi chăm sóc cho con thì các bậc phụ huynh đừng quên quan tâm đến chính bản thân mình.

Lưu ý đó không phải là một việc làm ích kỷ mà là một điều hết sức cần thiết. Vì chỉ khi bạn có một tâm lý vững vàng, bạn mới trở thành điểm tựa vững chắc nhất cho con mình. Sau đây sẽ là một vài lời khuyên dành cho các bậc cha mẹ để có thể giúp cuộc sống của con mình trở nên dễ dàng hơn.
Lời khuyên thứ nhất: tạo ra một môi trường an toàn và thật nhất quán
Bạn nên tìm hiểu tất cả những gì có liên quan đến chứng tự kỷ và luôn tham gia vào quá trình can thiệp. Vậy sẽ tạo ra những bước tiến để giúp con bạn. Thêm vào đó thì những lời khuyên sau đây có thể giúp cuộc sống của bạn và của con mình trở nên dễ dàng hơn:
- Luôn luôn nhất quán trong cách dạy trẻ: trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường phải mất một khoảng thời gian dài để có thể thích nghi được với những gì chúng vừa được học. Khi bị chuyển từ một bối cảnh này mà sang một bối cảnh khác, kể cả ở nhà. Cụ thể là, chúng chỉ có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp khi ở trường. Nhưng lại không thể nghĩ đến chuyện sẽ làm tương tự khi ở nhà. Vì vậy nên tạo ra một môi trường giống nhau cho trẻ sẽ là cách tốt nhất để củng cố những gì chúng học được.
- Phải cố định một thời gian biểu: Trẻ rối loạn phổ tự kỷ thì thường đạt kết quả tốt nhất khi làm theo một thời gian biểu cố định. Điều này sẽ liên quan đến sự nhất quán đã được nhắc đến ở trên. Vì vậy, cha mẹ phải nên tạo ra một thời gian biểu cho trẻ với các khung giờ không thay đổi cho các bữa ăn hay giờ trị liệu, giờ học ở trường và giờ đi ngủ.
- Nên tuyên dương những hành vi tốt: Cha mẹ phải nên cố gắng động viên để trẻ tiếp tục phát huy những điều tốt đã làm được. Hãy tuyên dương con khi mà chúng biết cách ứng xử hay học được một kĩ năng mới. Ngoài ra cha mẹ nên chỉ ra một cách cụ thể hành vi nào của chúng đang được khen. Bạn nên nghĩ ra các cách khác nhau để thưởng cho trẻ, ví dụ như tặng con một miếng dán hoạt hình hoặc cho con chơi đồ chơi trẻ thích.
- Nên tạo ra một môi trường an toàn cho trẻ: Cha mẹ nên dành riêng ra một vài không gian riêng tư trong nhà để con bạn có thể thư giãn và cảm thấy an toàn. Bạn cần phải sắp xếp cũng như tạo ra các ranh giới bằng những cách con bạn có thể hiểu được. Ví dụ như sử dụng các đồ vật dễ nhận biết bằng các băng màu đánh dấu giới hạn không gian chơi. Cũng có thể là dán nhãn các đồ vật trong nhà bằng tranh ảnh
Lời khuyên thứ 2: Sử dụng các kênh phi ngôn ngữ để giao tiếp với trẻ
Kết nối được với trẻ rối loạn phổ tự kỷ luôn là một vấn đề rất khó khăn. Nhưng cha mẹ không cần thiết phải nói chuyện mới có thể giao tiếp và tạo sự gắn bó với trẻ. Ngay cách các bạn nhìn con mình hay việc bạn vuốt ve đứa trẻ hoặc trong chính giọng nói và việc sử dụng ngôn ngữ thì cơ thể cũng là những cách giao tiếp.
Hãy chú ý nhiều đến những tín hiệu phi ngôn ngữ. Nếu bạn chịu khó quan sát, bạn sẽ nhận ra các tín hiệu phi ngôn ngữ mà trẻ tự kỷ thường dùng để giao tiếp. Hãy chú ý vào các âm thanh mà trẻ tạo ra, biểu hiện trên khuôn mặt và các cử chỉ mà con bạn thường làm khi đứa trẻ cảm thấy mệt, đói hay muốn đòi một thứ gì đó.
Nhận ra điều trẻ đang mong muốn đằng sau mỗi lần trẻ cáu giận. Khi không được quan tâm hay bị hiểu lầm thì trẻ con thường cảm buồn và bực tức, và điều này cũng đúng với trẻ tự kỷ. Khi cha mẹ thấy con mình tỏ ra cáu giận. Cũng có nghĩa là vì bạn đã không hiểu được các tín hiệu phi ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy nên khi trẻ tỏ ra tức giận có nghĩa là trẻ đang muốn bộc lộ nỗi bực dọc của mình với cha mẹ và cố gắng thu hút sự chú ý từ bạn.
Chú ý nên nành thời gian vui chơi nhiều hơn. Một trẻ tự kỷ thì nó vẫn chỉ là một đứa trẻ. Đối với cả trẻ tự kỷ và các bậc cha mẹ, cuộc sống có nhiều thứ để quan tâm hơn là chỉ các buổi trị liệu. Cha mẹ nên tìm ra các cách để cùng chơi với con, mà có thể khiến trẻ thích thú hay thoải mái và thoát khỏi sự rụt rè nhút nhát thường thấy.
Chú ý đến sự nhạy cảm về các giác quan của con mình. Nhiều trẻ rối loạn phổ tự kỷ thường rất hay nhạy cảm với ánh sáng, âm thanh, xúc giác, hương vị, và mùi. Một số trẻ tự kỷ khác còn gặp vấn đề phản xạ kém với các kích thích cảm giác. Cha mẹ nên tìm ra các hình ảnh, âm thanh, mùi vị, chuyển động, và xúc giác nào có thể gây ra phản ứng không tốt hoặc các hành vi gây rối của con mình và cái gì có thể tạo ra một phản ứng tích cực.
Qua bài viết trên mong rằng các bạn đã có những kiến thức bổ ích trong cách dạy trẻ phổ tự kỷ. Cảm ơn rất cả các bạn đã dành chút thời gian quý báu để đọc hết bài viết sau của thegioiconkhampha